Khái niệm QLNN chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy Nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, QLNN là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN. QLNN theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước (Hình 1.1-PL). Luận án tập trung nghiên cứu về QLNN theo nghĩa rộng, nghĩa là QLNN thông qua các công cụ quản lý (Văn bản pháp luật) và phương tiện quản lý (Bộ máy quản lý về PPP).
2.2.1. Tổng quan về quản lý nhà nước
Cơ quan QLNN là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở, các cơ quan này được thiết lập nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước, đảm bảo anh ninh, trật tự xã hội. Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan QLNN được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt Nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền do luật định; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước như Hình 2.2

Hình 2.2: Cơ cấu quản lý nhà nước Việt Nam
Ghi chú: Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hướng chỉ đạo và giám sát ; Báo cáo ;Kiểm soát hoạt động
Hình 2.2 trên cho thấy, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên trong thực tiễn còn gặp rất nhiều khó khăn.
QLNN là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực Nhà nước như lập pháp hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, QLNN mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao, có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là QLNN ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ.
2.2.2.3 Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng
Công cụ và phương pháp QLNN: Công cụ QLNN là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Phương pháp QLNN là cách thức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết.
Các nội dung QLNN rõ ràng không những để các cơ quan QLNN dễ thực hiện mà còn là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành của chính cơ quan đó. Đồng thời, giúp cho các nhà đầu tư xác định mục tiêu của mình và cộng đồng có thể tham gia giám sát việc thực hiện của cơ quan QLNN. Thông qua công cụ và phương pháp QLNN (Hình 2.3).

Hình 2.3: Công cụ và phương pháp QLNN
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp từ [69], [70]
Trong đó:
-
Pháp luật: Là hệ thống các văn bản mang tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội (Luật, Nghị định ...);
-
Chính sách: Để cơ chế quản lý của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường, Giúp Nhà nước thực hiện thành công các mục tiêu, Cho phép các chủ thể kinh tế khác có thể linh hoạt, tự chủ;
-
Kế hoạch: Là định hướng, điều tiết, tạo tiền đề cho phát triển và khuyến khích phát triển;
-
Tài sản quốc gia: Gồm ngân sách nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng và hệ thống thông tin.
Công cụ quản lý là tất cả những phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên khách thể quản lý hay đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân.